* Hoạt động 1: (4’)
? Những dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở đâu? thời gian xuất hiện?
– HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
-GV bổ sung thêm những nội dung còn thiếu
* Hoạt động 2: (10’)
? Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn vào khoảng thời gian nào?
– GV: Nhờ lao động Người tối cổ tiến hoá dần thành Người tinh khôn
– Nhóm làm bài tập:
+ Người tối cổ khác Người tinh khôn ở những điểm nào về con người
+ Công cụ lao động
+ Tổ chức xã hội
– Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả
– Gv chuẩn xác kiến thức và treo bảng phụ
– GV cho HS xem lại những bức tranh về người nguyên thuỷ
? Thị tộc được tổ chức như thế nào?
– Gv nhấn mạnh: Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
* Hoạt động 3: (5’)
? Thời cổ đại có các quốc gia nào?
– GV tổ chức trò chơi: 2 hs lên bảng ghi nhanh, chính xác tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
* Hoạt động 4: (3’)
Tổ chức trò chơi ai nhanh nhất (hs làm vào giấy gv lấy khoảng 5- 10 em)
? Tầng lớp quí tộc gồm những ai? (vua, quan)
? Lực lượng sản xuất chính ở các quốc gia cổ đại Phương Đông, Phương Tây?
– Mỗi HS hoạt động cá nhân
– GV thu lại bài làm của các em lấy điểm
* Hoạt động 5: (5’)
? Nhà nước cổ đại Phương Đông được tổ chức như thế nào?
? Nhà nước cổ đại Phương Tây được tổ chức như
thế nào?
– Gv: Riêng ở Rô ma quyền lãnh đạo nhà nước được chuyển dần theo thể chế quân chủ đứng đầu là Vua (TK I TCN- TKV)
* Hoạt động 6: (10’)
Nắm lại những thành tựu văn hoá thời cổ đại.
– GV cho mỗi nhóm lập bảng thống kê các thành tựu văn háo của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây
– HS trình bày
– GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức
* Hoạt động 7: (3’)
– Nhóm thảo luận: đánh giá các thành tựu văn hoá thời cổ đại: (phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực)
1. Những dấu vết của Người tối cổ
– Khoảng 3-4 triệu năm trước đây, Người tối cổ có ở Đông Phi, Gia va,…
2. Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn so với Người tối cổ
– Thời gian: khoảng 4 vạn năm trước đây Người tối cổ tiến hoá thành Người tinh khôn
– Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn so với Người tối cổ:
Nguời tối cổ |
Người TK |
|
Con người |
– Còn lớp lông bao phủ -Trán thấp, hộp sọ não nhỏ,… |
– Trán cao, hộp sọ và thể tích não lớn, mặt phẳng…. |
Công cụ lao động |
Đá thô sơ, ghè đẽo, chưa có hình thù rõ ràng |
Đá mài tinh xảo, nhiều loại hình. Công cụ đồng |
Tổ chức xã hội |
Sống theo bầy đàn |
Sống thành các thị tộc, có người đứng đầu |
3. Các quốc gia lớn thời cổ đại
– Phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
– Phương Tây: Hi Lạp, Rô ma.
4. Các tầng lớp xã hội chính thời cổ đại
– Phương Đông: quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.
– Phương Tây: chủ nô, nô lệ.
5. Các loại nhà nước thời cổ đại
– Phương Đông: Nhà nước quân chủ chuyên chế.
– Phương Tây: Nhà nước dân chủ chủ nô hay cộng hoà.
6. Những thành tựu văn hoá thời cổ đại
* Phương Đông:
– Lịch, chữ tượng hình
– Thành tựu toán học: người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giõi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
– Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập); Thành Ba bi lon (Lưỡng Hà)
* Phương Tây:
– Sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
– Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay.
– Khoa học: Có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học,…
– Văn học: phát triển rực rỡ.
– Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten (Hi Lạp), đấu trường Cô li dê (ở Rô ma)
7. Đánh giá các thành tựu văn hoá thời cổ đại
– Phong phú, đa dạng.